Cập nhật vào 26/06
Nhầm lẫn triệu chứng bệnh zona thần kinh, triệu chứng bệnh giời leo, kiến ba khoang cắn, tự ý mua thuốc chữa trị dẫn tới hậu quả rất tai hại. Phân biệt chúng như thế nào?
Bệnh giời leo là gì?
Bệnh giời leo là da bị bỏng do chất acid photpho hữu cơ của côn trùng bọ giời. Triệu chứng bệnh giời leo gồm sưng đỏ, rát, có thể kèm theo sốt cao… Vị trí xuất hiện đa dạng, nhưng chỉ sau 5- 7 ngày là khỏi.

Một số triệu chứng bệnh giời leo như sau:
- Có thể bị sốt, nóng rát, sưng lể kéo dài nhất là trong thời tiết nắng nóng thì cảm giác càng khó chịu hơn.
- Sốt nhẹ khoảng 37.50 – 38.50, toàn thân mệt mỏi, khó chịu, căng thẳng. Kiến ba khoang cắn không bị sốt.
- Giời leo có thể phát bệnh ở bất cứ vùng da nào trên cơ thể kéo dài 10-15 ngày, lứa tuổi nào cũng có thể gặp phải.
- Ở vùng da bị bệnh: Có cảm giác ngứa, đau rát, nhức nhối, sưng đỏ, sau đó nhanh chóng mọc nhiều nốt kế tiếp dạng phỏng nước. Lúc đầu màu đục nhạt sau chuyển sang đỏ nhạt. Mảng da này nhanh chóng bị phát tán ra nhiều phía, các nốt giời bên trong mọng nước sưng to dần, đồng thời vẫn kèm theo ngứa. Trường hợp nốt giời leo bị vỡ, khả năng phát tán bệnh càng nhanh hơn.
Tham khảo thêm thông tin về triệu chứng bệnh giời leo tại bài viết: Những dấu hiệu bệnh giời leo bạn không thể xem nhẹ
Bệnh zona thần kinh là gì?
Bệnh zona thần kinh hay gặp ở người từng bị thủy đậu (do virus thủy đậu tái hoạt động khiến các dây thần kinh cảm giác dưới da bị tổn thương. Triệu chứng bệnh zona thần kinh dễ nhận biết nhất là gây đỏ, ngứa, đau nhức, mủ trắng trên da). Vị trí xuất hiện thường chỉ ở một bên cơ thể như lưng, mặt…

Một số triệu chứng bệnh zona thần kinh:
- Tự dưng đau nhức nhối dọc theo dây thần kinh nửa bên người (nơi vùng da sắp nổi thương tổn), cục bộ sẽ phát ngứa, nóng rát, đau nhức dữ dội. Kiến ba khoang cắn không gây đau nhức.
- Các bọng nước to lõm ở giữa, hoặc mọc thành chùm mụn nước rất đặc trưng, xuất hiện ở một bên cơ thể, làn dần và đỏ ửng, tổn thương phân bổ quanh dây thần kinh,
- Đau dữ dội thần kinh, đau đầu, đau nửa đầu, kèm sưng hạch bạch huyết vùng lân cận. Trẻ em đau nhẹ, hoặc không đau, người già đau rất dữ dội.
- Nếu không bị viêm nhiễm, các nốt mụn trong suốt sẽ vẩn đục, khô và đóng vẩy. Khi khỏi tạm thời vẫn lưu lại sắc tố trên da và có thể tái nhiễm sau vài tháng, vài năm do chức năng miễn dịch bị thiếu hụt tiềm ẩn.
- Tổn thương da của bệnh zona thần kinh thường chỉ bị một nửa người, không bao giờ bị cả hai bên.
Tham khảo một số thông tin khác dể hiểu rõ hơn về triệu chứng bệnh zona thần kinh:
- Biểu hiện của bệnh zona thần kinh và cách điều trị hiệu quả
- Cách chữa bệnh zona thần kinh nhanh và không để lại sẹo
Kiến ba khoang cắn như thế nào?
Kiến ba khoang là một loại bọ cánh cứng có tên khoa học là Paederus fuscipes (tên tiếng Anh là rove beetles). Thực ra, nó không phải là con kiến nhưng vì hình dạng giống như kiến nên gọi là kiến ba khoang, ngoài ra còn có một số tên gọi khác như kiến hoang, kiến kim, kiến lác, kiến gạo, cằm cặp, kiến nhốt, kiến cong… thuộc giống Paederus (có 622 loài), họ Staphilinidae (cánh cụt), bộ cánh cứng.
Trong cơ thể kiến ba khoang có chứa độc tố Pederin (C24H43O9N), độc tính mạnh gấp 12 – 15 lần nọc của rắn hổ nhưng do lượng tiếp xúc nhỏ và chỉ ở ngoài da nên không đủ gây chết người như nọc rắn. Chất này chủ yếu gây bỏng da có thể nhầm với tổn thương trong bệnh zona thần kinh.

Vết thương do kiến ba khoang đốt có đặc điểm sau:
- Tổn thương thường xuất hiện ở các vùng da hở trên cơ thể như mặt, hai tay.
- Vết thương thành vệt dài hoặc thành đám. Ban đầu là những nốt ban đỏ rồi sưng lên thành mụn mủ có điểm lỏm màu trắng vàng ở giữa.
- Nếu không giữ gìn cẩn thận có thể bị loét, làm rỉ dịch.
- Thường đau rát, ngứa ngáy khó chịu, một số trường hợp có thể bị sốt, nổi hạch, biến chứng nhiễm trùng toàn thân
- Sau 3 ngày thương tổn đỡ rát bỏng, bong vảy. Sau 5-7 ngày vảy bong hết nhưng vết rát sẽ thâm rất lâu.
Bị kiến ba khoang gây tổn thương, cần sơ cứu ngay bằng cách rửa cồn 70, 90 độ, Betadine, hoặc rửa xà phòng 3 lần rồi xịt nước hoa… thật kỹ để giảm phần lớn nổi bọng nước.
Nếu không thấy kiến ba khoang, nhưng da tự dưng nổi các vết ban đỏ, lấm tấm mụn nước thì nên nghi bị kiến 3 khoang gây tổn thương, cần rửa ngay vùng da đó bằng nước muối sinh lý 3-4 lần/ngày để trung hòa chất tiết của côn trùng.
Như vậy, nhìn bên ngoài, các nốt bỏng do bệnh giời leo, zona thần kinh hay do kiến ba khoang đốt khá giống nhau. Tuy nhiên, bạn có thể phân biệt dựa vào các đặc điểm sau:
- Vì trí vết bỏng: Bệnh giời leo có thể bị ở khắp cơ thể và lan rộng nếu bị vỡ; zona thần kinh chỉ bị ở nửa người – một phía cơ thể và các nốt bỏng nhỏ hơn; kiến ba khoang cắn các nốt xuất hiện ở các vị trí hở, bất kỳ đâu tiếp xúc với dịch của nó.
- Triệu chứng đi kèm: Bệnh giời leo kèm theo sốt và mệt mỏi; bệnh zona thần kinh kèm theo đau nhức dọc theo dây thần kinh, đau đầu, đau toàn thân; kiến ba khoang cắn chỉ đau và ngứa ở khu vực nổi ửng đỏ, nổi hạch hoặc biến chứng nhiễm trùng toàn thân.