Đăng bài - Hoặc quảng cáo vui lòng liên hệ TVN Group - hệ thống website chất lượng cao:

0972434351tvnseos@gmail.comZalo

Trẻ em bị zona thần kinh có nguy hiểm không? Cách phòng tránh hiệu quả

0

Bệnh zona thần kinh là một trong những bệnh phổ biến điển hình ở những nước nhiệt đới, đặc biệt là Việt Nam.

Ngoài ra, zona còn được xem là một bệnh phổ biến ở trẻ em, được hình thành từ cùng loại virus gây ra bệnh thủy đậu. Thời tiết mưa, ẩm ướt là điều kiện lý tưởng để lây truyền bệnh nhanh chóng. Các cha mẹ hãy tìm hiểu kỹ về bệnh này để có cách giải quyết kịp thời khi con mình mắc bệnh.

Trẻ em bị zona thần kinh có nguy hiểm không?

Trẻ em bị zona thần kinh có nguy hiểm không?

Những triệu chứng zona thường gặp ở trẻ

  • Trẻ mắc bệnh zona cơ thể mệt mỏi, chán ăn, suy nhược, đau họng và khó chịu. Đây là điều kiện tốt để virus bệnh tấn công và làm cho cơ thể bị suy nhược, ốm yếu hơn.Trẻ bị zona thường bị sốt cao, tầm 38 đến 40 độ. Trẻ có thể bị sốt từ lúc mới bệnh.Trẻ bị sốt, người mệt mỏi.
  • Đau rát trên da: Đây là triệu chứng bệnh zona phổ biến và rõ rệt. Bé có thể thấy đau rát ở da, da bị ửng đỏ và mức độ tăng dần theo thời gian. Trẻ sẽ thấy rất khó chịu và rất đau như bị phỏng ở da.

Mọc mụn nước: Sau khi bị sốt 1 – 2 ngày, những mụn nước sẽ xuất hiện ở vùng da bị ửng đỏ. Mụn tập trung thành vệt dài có đường kính 3 – 5 mm, chạy theo các dây thần kinh. Bị nổi thành gồ cao hơn da bình thường.

Tuy nhiên, có một vài biến chứng của bệnh zona nếu như không được chăm sóc đúng cách. Đó là những vết mụn sẽ gây ra sẹo kéo dài, khiến cho da bị nhiễm trùng và có thể nhiễm trùng vào máu. Một biến chứng nguy hiểm là khi zona mọc ở mặt, đặc biệt là trán và mũi thì có thể làm giảm thị lực sau này.

Bệnh Zona ở trẻ em: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa

Bệnh Zona ở trẻ em: Triệu chứng, cách chữa trị và phòng ngừa

Hãy thật cẩn thận khi tìm cách chữa bệnh zona thần kinh cho bé, tham khảo thêm tại: Những lưu ý quan trọng khi điều trị zona thần kinh tại nhà

Cách phòng tránh và chữa trị bệnh zona ở trẻ

Khi trẻ bị zona, bố mẹ cần phải chữa và chăm sóc cho bé đúng cách để tránh những biến chứng sau này.

Giữ sạch vết thương: Dùng băng sạch ngâm nước lạnh vào đặt vào vùng bị tổn thương chừng 20 phút. Mỗi ngày lặp lại từ 7 đến 8 lần để làm dịu cơn đau và giúp vết thương nhanh khô. Tuyệt đối không chà xát mạnh làm vỡ mụn nước. Không dùng vật bẩn để đụng vào vết thương.

Sử dụng thuốc giảm đau: Bố mẹ có thể dùng thuốc giảm đau cho bé. Tuy nhiên không nên quá lạm dụng, vì thuốc giảm đau rất có hại cho sức khỏe, chỉ nên dùng 1 viên/ ngày nếu như trẻ quá đau.

Sử dụng thuốc kháng virus: Thuốc kháng virus có thể làm giảm sự tấn công của chúng. Điều trị kịp thời có thể làm cho quá trình phát triển của bệnh ngắn hơn và nhẹ hơn. Không những thế còn giảm một nửa nguy cơ mắc chứng đau thần kinh sau zona.

Sử dụng thuốc hỗ trợ: bao gồm các loại như kem chống ngứa, thuốc giảm đau và ngứa, thuốc giảm viêm. Tuy nhiên, tất cả loại thuốc phải theo sự kê toa của bác sĩ.

Hiện nay, chưa có vắc xin phòng chống bệnh Zona cho trẻ em, chỉ có vắc xin cho người lớn. Tuy nhiên, trẻ em việc tiêm phòng bệnh thủy đậu cũng phần nào phòng tránh bệnh Zona. Do đó, nên đưa bé đi tiêm phòng bệnh thủy đậu vào đúng thời điểm.

Nếu bạn chưa thật rõ ràng khi phân biệt zona thần kinh, giời leo, hay vết cắn của kiến 3 khoang, hãy tham khảo tại: Zona thần kinh, giời leo và kiến ba khoang cắn giống và khác nhau ở điểm nào

Tiêm phòng thủy đậu cũng phần nào giúp phòng tránh bệnh Zona cho trẻ

Tiêm phòng thủy đậu cũng phần nào giúp phòng tránh bệnh Zona cho trẻ

Bạn có thể phòng tránh bằng cách luôn giữ cho cơ thể trẻ khỏe mạnh, tránh tiếp xúc với người bệnh. Khi ra môi trường bên ngoài thì cần những vật dụng che chắn như áo khoác, nón, khẩu trang, đặc biệt là vào mùa mưa.

Trong môi trường cộng đồng (trường học, sân chơi…) bố mẹ cần tránh cho trẻ tiếp xúc với những người nghi mắc bệnh. Nên tập cho trẻ thói quen rửa tay thường xuyên trước khi ăn.

Bài viết được tổng hợp bởi landaviet.info

Giúp chúng tôi đánh giá bài viết này
Share.

Comments are closed.